- Vết đo được tạo ra từ phương pháp đo này là mũi đo hình viên bi (bi thép) có đường kính D=10mm với lực tác dụng (L) lên đến 3000kg, ấn lõm vào bề mặt của vật liệu kim loại cần đo. Đối với các vật liệu kim loại mềm như Nhôm, Đồng, Chì... lực tác dụng sẽ được giảm xuống 500kg. Và đối với các loại vật liệu kim loại cực cứng hoặc kim loại đã qua quá trình nhiệt luyện, sẽ sử dụng đến bi thử vật liệu Cardbide Tungsten (độ cứng cao) để giảm thiểu biến dạng đầu thử.
- Sau khi tác dụng lực lên bi thép vào bề mặt kim loại, trên bề mặt kim loại sẽ xuất hiện vết lõm, ta sử dụng hệ thống quang học (trong bộ phụ kiện máy đo độ cứng Brinell) để đo đường kính vết lõm (d)
- Lúc này ta có đường kính vết lõm là d, đường kính viên bi là D và lực tác dụng L, ta sử dụng công thức bên dưới (phần Quy trình đo độ cứng bằng phương pháp Brinell) để xác định độ cứng Brinell cho vật liệu.
- Đường kính mũi đo viên bi (bi thép) phụ thuộc vào chiều dày mẫu đo. Mẫu đo càng mỏng thì đường kính viên bi càng nhỏ. Đường kính mũi đo viên bi được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế là 10mm, 5mm, 2.5mm và 1mm.

Quy trình Đo Độ Cứng Brinell
Ứng dụng phương pháp đo độ cứng Brinell
- Dùng đo độ cứng các chi tiết lớn, độ chính xác không quá cao như vật đúc, rèn
- Không dùng cho các vật liệu quá cứng, các tấm vật liệu mỏng, các bề mặt cong
Các thang đo Brinell với hệ số L/D2 khác nhau
Ưu & Nhược điểm phương pháp đo Brinell
Tham khảo các dòng máy đo độ cứng Brinell hiện đại của hãng Wilson Hardness tại Thế Giới Công Nghiệp đảm bảo chất lượng, uy tín với dịch vụ tư vấn và hậu mãi tốt nhất cho quý khách hàng. Tìm hiểu các phương pháp đo độ cứng khác: